Định hướng quản lý tài nguyên nước tổng hợp, bền vững, đa mục tiêu
(Nguồn ảnh: Báo tài nguyên và môi trường)
Góp ý tại Hội thảo “Một số vấn đề về dự thảo Luật Tài nguyên nước” diễn ra ngày 27/4, tại Vĩnh Phúc, các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu quốc hội kiến nghị cần tập trung sửa đổi luật tài nguyên nước theo hướng xây dựng một chiến lược tổng hợp thực hiện quản lý tài nguyên nước bền vững với đa mục tiêu: bảo đảm cấp nước bền vững, bảo vệ môi trường và vòng tuần hoàn nước tự nhiên, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Góp ý tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, quá trình đô thị nhanh chóng là nguyên nhân gây gia tăng tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nước thải công nghiệp và đô thị là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước lớn nhất. Tuy nhiên, các hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ xử lý được khoảng 71% lượng nước thải công nghiệp và chỉ khoảng 12,5% nước thải đô thị. Vì vậy, các đại biểu kiến nghị, cần xây dựng một chiến lược tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững với đa mục tiêu: bảo đảm cấp nước bền vững, bảo vệ môi trường và vòng tuần hoàn nước tự nhiên, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu
Nguồn dữ liệu: https://baotainguyenmoitruong.vn/dinh-huong-quan-ly-tai-nguyen-nuoc-tong-hop-ben-vung-da-muc-tieu-356831.html
Sửa Luật Tài nguyên nước: “Chìa khóa” cho phát triển bền vững
(Nguồn ảnh: Báo tài nguyên và môi trường)
Để khắc phục những chồng chéo, xung đột pháp luật trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước nhằm góp phần quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia, một trong những mục tiêu trọng tâm của Chính phủ trong giai đoạn 2022 - 2023 là sửa đổi Luật Tài nguyên nước 2012 cho phù hợp với tình hình mới.
Thúc đẩy giải pháp bao bì bền vững
(Nguồn ảnh: Báo tài nguyên và môi trường)
Luật bảo vệ môi trường 2020 có những điểm mới, trong đó bao gồm nhiều quy định góp phần thay đổi công nghệ, hành vi, thói quen trong tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh tế - xã hội, theo hướng phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy KTTH, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên.
Để ngành đồ uống áp dụng KTTH trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, trưởng ban kinh tế tài nguyên và môi trường đề xuất doanh nghiệp đồ uống cần tư duy lại về sản phẩm, dịch vụ; thiết kế bao bì dễ tái sử dụng và tái chế. Trong quy trình sản xuất, phân phối cần tối ưu hóa chất thải, hiệu quả tài nguyên, thu hồi tái chế chất thải. Đồng thời, liên kết để tái chế, tái sử dụng trong ngành đồ uống như tham gia, thành lập liên minh tái chế của ngành. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ lên ngôi, việc ứng dụng IoT, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh và phân phối là rất cần thiết.
Thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả
(Nguồn ảnh: Báo tài nguyên và môi trường)
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Trong lĩnh vực môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật BVMT, bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường đã ban hành thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT để quy định chi tiết các chính sách bảo đảm việc triển khai thi hành luật.
Bên cạnh những nội dung dự thảo theo đề xuất, kiến nghị, vụ môi trường đã chủ động triển khai rà soát các quy định về ưu đãi, hỗ trợ theo pháp luật khác có liên quan đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của luật bảo vệ môi trường và nghị định 08. Trên cơ sở đó, Vụ sẽ tham mưu lãnh đạo bộ gửi công văn tới các bộ, ngành nhằm bổ sung các đối tượng này vào vào danh mục được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ từ các cơ chế chính sách về thuế, phí... tạo sự đồng bộ trong luật bảo vệ môi trường và các pháp luật khác có liên quan.
Nguồn dữ liệu: https://baotainguyenmoitruong.vn/thi-hanh-luat-bao-ve-moi-truong-2020-tang-cuong-hieu-luc-hieu-qua-356874.html