Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng về "0"
(Nguồn ảnh: bộ tài nguyên và môi trường )
Hệ thống điện Việt Nam có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tính đến hết năm 2021, tổng công suất đặt các nguồn điện gió, điện mặt trời chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Sản lượng điện từ nguồn điện này đã đạt 31,5 tỷ kWh, chiếm 12,27% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Trong Dự thảo, Bộ Công Thương đã nghiên cứu phát triển hệ thống điện Việt Nam theo hướng xanh, bền vững, phù hợp với các cam kết tại COP26. Quy hoạch khai thác nguồn tài nguyên năng lượng trong nước cho sản xuất điện, giảm phát thải khí CO2, không phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030.
(Nguồn dữ liệu: https://baotainguyenmoitruong.vn/chuyen-dich-nang-luong-tai-viet-nam-huong-toi-muc-tieu-phat-thai-rong-ve-0-341091.html)
Xây dựng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu hướng đến phát triển bền vững
(Nguồn ảnh: bộ tài nguyên và môi trường )
Việt Nam đánh giá khách quan về quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị, cho đến nay hệ thống hạ tầng đô thị còn thiếu đồng bộ, liên kết, chưa hình thành được hệ thống hạ tầng thống nhất đồng bộ liên kết và chưa có phương thức liên kết đa dạng giữa các vùng, bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có dấu hiệu quá tải tại các đô thị lớn. các chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm biện pháp giải quyết là thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự đô thị, xây dựng xã hội carbon thấp định hướng xây dựng dự án phát triển đô thị bền vững, phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu.
(Nguồn dữ liệu: https://baotainguyenmoitruong.vn/xay-dung-do-thi-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-huong-den-phat-trien-ben-vung-340969.html)
Cục Biến đổi khí hậu và Văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác
(Nguồn ảnh: bộ tài nguyên và môi trường)
Cục Biến đổi khí hậu và Văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc ký kết bản ghi nhớ hợp tác, hai bên sẽ cùng đánh giá cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon đối với quá trình chuyển dịch năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong nước và kết nối với thị trường các-bon quốc tế, thúc đẩy các hoạt động làm mát xanh, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực điều hòa không khí, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức, truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng và phát triển kinh tế các-bon thấp.
(Nguồn dữ liệu: https://baotainguyenmoitruong.vn/cuc-bien-doi-khi-hau-va-van-phong-dich-vu-du-an-lien-hop-quoc-ky-ket-ban-ghi-nho-hop-tac-341079.html)
TP.HCM: Dùng công nghệ để cảnh báo ô nhiễm không khí
(Nguồn ảnh: bộ tài nguyên và môi trường)
TP.HCM dùng công nghệ để cảnh báo ô nhiễm không khí, TP.HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Trong quá trình đô thị hóa, thành phố đang đối mặt với nhiều vấn đề vê môi trường như vấn đề rác thải, ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Trong đó, hàm lượng PM2.5 tại TP.HCM hiện đang vượt quá tiêu chuẩn khuyến nghị cho sức khỏe, các vật chất siêu nhỏ hiện nay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật như bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim... Hiện nay, lượng bụi mịn PM2.5 của TP.HCM cao hơn tiêu chuẩn của WHO, trong đó phương tiện giao thông chiếm 36,75% .Trung tâm Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo Ireland và Đại học Quốc gia TP.HCM hợp tác phát triển app Healthy AIR , dự án được triển khai từ năm 2020 với quy mô xây dựng 6 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động tại TP.HCM. Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, kết quả về thông tin ô nhiễm không khí này đưa đến với người dân thông qua Healthy AIR App trên điện thoại, đồng thời đưa ra các kiến thức cho người dân hiểu rõ về ô nhiễm không khí.
(Nguồn dữ liệu: https://baotainguyenmoitruong.vn/tp-hcm-dung-cong-nghe-de-canh-bao-o-nhiem-khong-khi-340890.html)