Chia sẻ chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam tháng 3 năm 2022

March 28,2022

Đưa Luật Bảo vệ môi trường vào cuộc sống

(Nguồn dữ liệu ảnh : báo nhân dân)

Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, với rất nhiều điểm mới trong quản lý, xử lý các vấn đề về môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia xây dựng, hoàn thiện các văn bảnhướng dẫn thi hành Luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.Phó Tổng cục trưởng Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Hưng Thịnh cho biết: Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu đặt ra của giai đoạn phát triển mới.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; Ðề án kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 Bộ cũng sẽ thiết lập cơ chế tiếp nhận, giải đáp trực tuyến các vướng mắc, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai và thi hành Luật

(Nguồn tài liệu : báo nhân dân
https://nhandan.vn/moi-truong/dua-luat-bao-ve-moi-truong-vao-cuoc-song-688131/)


Ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam: Bài 1 - Báo động mức độ ô nhiễm

(Nguồn dữ liệu ảnh : báo kinh tế môi trường)

Theo báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN 2017), ước tính lượng phát thải vi nhựa hàng năm có nguồn gốc từ hóa dầu vào môi trường tương đương khoảng 11,7 triệu tấn. Trong đó, 3,2 triệu tấn nhựa từ các nguồn khác nhau đã ở dạng vi nhựa trước khi phát tán ra môi trường (được gọi là “vi nhựa sơ cấp”), cùng với 8 triệu tấn khác được tạo ra do sự phân rã của các mảnh nhựa lớn khác tồn tại trong môi trường.Ô nhiễm môi trường biển thông qua dự án COMPOSE (Xây dựng trung tâm quan trắc về nhựa trong xã hội và môi trường), Tiến sỹ Emilie Strady, chuyên gia Viện nghiên cứu vì sự Phát triển Pháp (IRD) đã tiến hành đánh giá nồng độ vi nhựa trong các môi trường nước ngọt và biển ở Việt Nam cho thấy phạm vi ô nhiễm vi nhựa có liên quan đến các hoạt động nhân sinh xung quanh sử dụng nhựa như nghề cá, nuôi trồng thủy sản, hộ gia đình, bãi rác, áp lực đô thị lên môi trường và việc thải trực tiếp nước thải, đã qua xử lý hoặc chưa qua xử lý.Vi nhựa gây tác hại nghiêm trọng đến sinh vật và khí quyển bà Lê Kiều Thủy Chung, Khoa Kỹ thuật địa chất và Dầu khí, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh cho biết : Theo nghiên cứu của trường, vi nhựa đã được tìm thấy trong các cơ quan khác nhau của các loài sinh thủy sinh ở Việt Nam, trong đó, cơ quan tiêu hóa và mang là nơi tích lũy phần lớn các vi nhựa. Mức độ ô nhiễm vi nhựa trong thủy sinh ở Việt Nam tương đối cao so với các sinh vật hai mảnh vỏ ở châu Âu hay một số loài cá ở vùng biển Địa Trung Hải.

(Nguồn tài liệu : báo tin tức 
https://baotintuc.vn/xa-hoi/o-nhiem-vi-nhua-o-viet-nam-bai-1-bao-dong-muc-do-o-nhiem-20210502080722727.htm)


Xây dựng Đề án đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia
(Nguồn dữ liệu ảnh : bộ tài nguyên và môi trường)

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia, với quan điểm bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia là vấn đề thiết yếu, cấp bách trong bối cảnh nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trước tác động mạnh mẽ của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu và phụ thuộc lớn vào nguồn nước liên quốc gia đề án đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là giảm sự phụ thuộc, tối ưu hóa lợi ích do nguồn nước mang lại từ các nguồn nước liên quốc gia; chủ động điều tiết nước, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
 
(Nguồn tài liệu : bộ tài nguyên và môi trường
 https://monre.gov.vn/Pages/xay-dung-de-an-dam-bao-an-ninh-tai-nguyen-nuoc-quoc-gia.aspx?cm=Tài%20nguyên%20nước  )

Taiwan-Vietnam
Environmental Protection Overseas
Science and Technology Innovation Center

123 University Road, Section 3,Douliou, Yunlin 64002, Taiwan, R.O.C. / Tel:+886-5-534-2601 / Fax:+886-5-532-1719

Copyright © 2021 YunTech. WebDesign DESIGNGOGO