Chia sẻ chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam tháng 1 và tháng 2 năm 2023

March 01,2023

Hà Nội: Nhiều quận, huyện tổ chức tết trồng cây đầu năm 2023

        Nguồn ảnh: báo môi trường và cuộc sống

Lễ phát động tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Quý Mão 2023  tổ chức tại quận Hà Đông,năm 2023, quận Hà Đông phấn đấu trồng mới 1.204 cây xanh các loại, góp phần cùng cả nước trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, quận đặt mục tiêu trồng mới từ 200.000 - 250.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường giao thông đô thị của TP, ngoài ra huyện Sóc Sơn phấn đấu trồng 15.000 cây phân tán các loại.
 
Phong trào trồng cây đầu xuân nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn về ý nghĩa sâu sắc của tết trồng cây đời đời nhớ ơn bác hồ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư và người dân đối với công tác phát triển rừng và trồng cây xanh. Qua đó, thấy rõ được vai trò của cây xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
 
Bí thư huyện uỷ Sóc Sơn Bùi Duy Cường chia sẻ: buổi lễ ra quân đầu xuân và số cây trồng được tại nhà văn hoá thôn Đức Hậu sẽ là sự khởi đầu mới tốt đẹp cho phong trào trồng cây, trồng rừng trong toàn huyện nói chung, góp phần xây dựng huyện Sóc Sơn phát triển toàn diện, bền vững.

Nguồn dữ liệu: https://moitruong.net.vn/ha-noi-nhieu-quan-huyen-to-chuc-tet-trong-cay-dau-nam-2023-57932.html

Hồi sinh những cánh rừng ngập mặn ở Khánh Hoà 
       
     Nguồn ảnh: báo môi trường và cuộc sống

Theo tài liệu tuyên truyền của ban quản lý vịnh Nha Trang, trước năm 1990, ở vịnh Nha Trang có 500ha rừng ngập mặn, tới năm 1999 chỉ còn 200ha, và hiện nay chỉ còn 6,4ha tập trung ở khu vực đầm. Trong đó, 2,3ha là rừng tự nhiên, còn 4,1ha là do ban quản lý vịnh Nha Trang phối hợp với các cơ quan, đơn vị và người dân địa phương tổ chức trồng.


Tiến sĩ Hoàng Xuân Bền - phó viện trưởng viện hải dương học cho biết, rừng ngập mặn vùng ven biển Khánh Hòa có vai trò rất quan trọng, không chỉ đối với hệ sinh thái và môi trường, như: điều hòa khí hậu, hấp thụ CO2, ngăn gió, sóng, phát triển kinh tế - xã hội v.v,  vì vậy, cần có những giải pháp tích cực và lâu dài, trong đó bảo vệ diện tích hiện tại, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn là giải pháp ưu tiên hàng đầu hiện nay, chỉ như vậy, rừng ngập mặn vùng ven biển Khánh Hòa mới được xem như lá phổi xanh.

Nguồn dữ liệu:https://moitruong.net.vn/hoi-sinh-nhung-canh-rung-ngap-man-o-khanh-hoa-57901.html

Đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào cuộc sống                                       
       
     Nguồn ảnh: báo môi trường và cuộc sống

Vào ngày 17/11/2020, quốc hội Việt Nam đã ban hành luật bảo vệ môi trường 2020 thay thế luật bảo vệ môi trường 2014 để tạo ra một khung hành lang pháp lý xuyên suốt, những cơ chế linh hoạt trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn phát triển của xã hội.
 
Luật BVMT 2020 có một số điểm mới nổi bật như sau: thay đổi mạnh mẽ tư duy quản lý Nhà nước về môi trường, bổ sung chủ thể cộng đồng dân cư, thẩm quyền quản lý Nhà nước được thống nhất, nâng cao trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương, điểm mới trong giấy phép môi trường như, bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong giấy phép môi trường nhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, cuối cùng phân loại rác thải tại nguồn, khuyến khích tái chế, tái sử dụng rác thải.
 
Luật cũng bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở ra cơ hội để tài nguyên như đất, nước, rừng không bị hủy hoại, sử dụng lãng phí.
 
Nguồn dữ liệu:https://moitruong.net.vn/thanh-tra-xu-ly-nghiem-cac-khu-cong-nghiep-che-xuat-nha-may-lang-nghe-vi-pham-ve-xu-ly-chat-thai-58439.html


Thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, chế xu ất, nhà máy, làng nghề vi phạm về xử lý chất thải


     Nguồn ảnh: báo môi trường và cuộc sống


Ngày 23/2, phó thủ tướng chính phủ Trần Lưu Quang ký quyết định 146/QĐ-TTg ban hành kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 – 2030, theo đó, kế hoạch nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quản lý nhà nước về ứng phó khắc phục sự cố chất thải; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời.
 
Đối với phòng ngừa sự cố, kế hoạch nêu rõ, tổ chức chỉ đạo, chỉ huy đi đôi với kiện toàn lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ quản lý, phòng ngừa ứng phó, khắc phục sự cố chất thải, đồng thời, rà soát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, chế xuất, nhà máy, làng nghề... vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải. Nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo, thông báo, báo động sự cố từ trung ương đến địa phương.

Nguồn dữ liệu:https://moitruong.net.vn/thanh-tra-xu-ly-nghiem-cac-khu-cong-nghiep-che-xuat-nha-may-lang-nghe-vi-pham-ve-xu-ly-chat-thai-58439.html

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

     Nguồn ảnh: báo môi trường và cuộc sống
 

Hiện nay, nhiều khu đô thị tại Quảng Ngãi đang tồn đọng khối lượng rác thải sinh hoạt khá lớn, nhất là một số xã ven biển rác thải vứt tràn lan, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo sở tài nguyên và môi trường tiến hành khảo sát và lập đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

 

Mục tiêu chính của đề án là phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn gia tăng; giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.


Nguồn dữ liệu:https://moitruong.net.vn/quang-ngai-day-manh-thu-gom-van-chuyen-va-xu-ly-rac-thai-58381.html

Đắk Lắk thích ứng BĐKH: Trọng tâm là bảo vệ rừng

   Nguồn ảnh: báo tài nguyên và môi trường

Theo trung tâm khuyến nông Đắk Lắk, BĐKH đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình canh tác cây trồng của người dân. Vì vậy, trung tâm thường xuyên khuyến cáo người dân xuống giống cây trồng đúng vụ để tránh những rủi ro của thời tiết; triển khai mô hình tưới tiết kiệm, đồng thời, hướng người dân thực hiện mô hình nông lâm kết hợp. Điều này vừa góp phần giữ chất lượng đất, hạn chế rửa trôi, đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm cây trồng trên một diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Hiện nay, nhiều hộ dân địa phương đã chủ động, tìm mọi biện pháp để ứng phó với BĐKH. Cùng với chủ động theo dõi thời tiết thường xuyên, người dân còn lựa chọn các loại cây giống có nguồn gốc uy tín, khả năng kháng bệnh tốt, chịu hạn cao. Người dân địa phương cũng từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trước những thay đổi cực đoan về thời tiết, nhất là nguồn nước đang thiếu.


Nguồn dữ liệu:https://baotainguyenmoitruong.vn/dak-lak-thich-ung-bdkh-trong-tam-la-bao-ve-rung-350855.html


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU HẢI NGOẠI VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÀI LOAN - VIỆT NAM

64002 Yunlin, Douliou, Daxue Road, Section 3, No. 123 Industry academic cooperation Building / Tel:+886-5-534-2601 / Fax:+886-5-532-1719

Copyright © 2021 YunTech. WebDesign DESIGNGOGO